Động từ (Verb)
Động từ trong tiếng Anh gọi là Verb.
Động từ là từ dùng để chỉ hoạt động.
Động từ là từ loại có rất nhiều biến thể. Động từ chưa biến thể gọi là động từ nguyên thể (Infinitive), các động từ nguyên thể thường được viết có to đi trước.
Ví dụ to go (đi), to work (làm việc),…
Động từ TO BE
Động từ to be có nghĩa là thì, là, ở.
Đi với chủ từ số ít to be biến thể thành is /iz/
Đi với chủ từ số nhiều to be biến thể thành are /a:/
To be còn là một trợ động từ (Auxiliary Verb). Các trợ động từ là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ.Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt.
1. Định nghĩa: Động từ là dùng diễn tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật nào đó.
2. Phân loại:
1. Nội động từ là những động từ không cần tân ngữ đi sau.
Ví dụ: go, come, happen, fall, cry, etc…
2. Ngoại động từ là động từ phải có tân ngữ trực tiếp mới có thể đủ nghĩa.
Ví dụ: sell, catch, give, hit etc...
3. Trợ động từ là động từ giúp để biến thể một động từ chính.
Ví dụ: have, has, do, does, did, shall, should, will, would, can, be, etc…
. Cách, trạng thái, thì, ngôi và số là những tính chất của Động từ mà chúng ta cần phải biết để biến thể động từ cho đúng Ví dụ: I often go to the theatre. He often goes to the theatre.
5. Cách chủ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai chủ động hay tác động. Ví dụ: John killed a snake.
6. Cách thụ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai thụ động hay bị động. Ví dụ: A snake was killed by John.
7. Thái nghi vấn - Dùng để hỏi trực tiếp một sự kiện. Ví dụ: Are you going to school?
8. Mệnh thái dùng để biểu thị một mệnh lệnh hay một yêu cầu.
Ví dụ: Close the window at once! Give me your pen.
9. Bàng thái dùng để biểu thị sự chúc tụng, ước ao, mục đích, hay giả thiết. Ví dụ: Long live Vietnam ! I wish I were a bird.
10. Động từ phải hoà hợp với chủ ngữ về ngôi và số. Ví dụ: I am happy now He is happy here. The boy runs in the morning.
11. Những động từ lập thành thời quá khứ và quá khứ phân từ bằng cách thêm ED hoặc D vào sau động từ gốc (gọi là Động từ có Quy tắc)
Ví dụ: I work - worked I live - lived I visit - visited
Chú ý: Nếu tận cùng bằng “Y” và có một phụ âm đi trước “Y” thì phải đổi “Y” thành “I” rồi mới thêm “ED” Ví dụ: I study - studied
Nhưng: He plays - played Nếu một Verb có một hay nhiều vần mà khi đọc nhấn mạnh vào cuối, và tận cùng bằng một phụ âm và đi trước phụ âm đó có một nguyên âm (Công thức 1-1-1), thì hãy gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ED
Ví dụ: Fit – Fitted Stop - Stopped Drop – Dropped
Nhưng: Visit – Visited Vì visit khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ nhất
12. Ngoài ra ngữ pháp tiếng Anh còn quy định một loại động từ "bất qui tắc", người học phải học thuộc lòng ba (3) thể động từ: Gốc, Quá khứ và Quá khứ phân từ (PII).
I. Động từ được chia và không được chia (Finites and Non-finites)
1. Những hình thức nào của động từ có thể giúp hình thành một vị ngữ (predicate) thì gọi là hình thức được chia (finites).
He walked slowly in the yard.
Các hình thức được chia của động từ đều nằm trong các thì (tense).
Khi hình thành thì quá khứ đơn (simple past) và quá khứ phân từ (past participle) tất cả các động từ đều được xếp vào hai nhóm: nhóm động từ có qui tắc (regular verbs) và nhóm động từ bất qui tắc (irregular verbs).
2. Động từ không được chia gồm có các dạng nguyên mẫu (infinitive), V+ing (present participle và gerund) và quá khứ phân từ (past participle).
II. Thêm -ED và thêm -ING
1. Các trường hợp thêm -ED:
Những cách thức thêm -ED sau đây được dùng để thành lập thì Quá khứ đơn (Simple Past) và Quá khứ phân từ (Past Participle).
a) Thông thường: Thêm ED vào động từ nguyên mẫu.
to walk – They walked home.
b) Động từ tận cùng bằng E – chỉ thêm D.
to live – They lived in Paris for three years.
c) Động từ tận cùng bằng phụ âm + Y – Đổi Y thành IED.
to study – He studied in the lab at weekends.
d) Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối (Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to stop – She stopped to buy some food.
to control (controlled
e) Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ED.
to travel – They travelled a lot.
Tương tự: to kidnap – kidnapped; to worship – worshipped.
2. Cách phát âm -ED tận cùng
-ED tận cùng được phát âm theo 3 cách khác nhau:
/ id / : sau các âm /t/ và /d/
to want – wanted; to decide – decided
/t/ : sau các phụ âm điếc (voiceless consonant sounds)
to ask – asked; to finish – finished
/d/ : sau các nguyên âm (vowel sounds) và phụ âm tỏ (voiced consonant sounds)
to answer – answered; to open – opened
3. Các trường hợp thêm ING
V.ing được hình thành để tạo nên hiện tại phân từ (present participle), trong các thì tiếp diễn (Continuous Tenses) và để tạo thành động danh từ (Gerund). Có 6 trường hợp thêm ING:
a) Thông thường: thêm -ING và cuối động từ nguyên mẫu.
to walk – walking; to do – doing
b) Động từ tận cùng bằng E - bỏ E trước khi thêm -ING
to live – living; to love – loving
c) Động từ tận cùng bằng -IE - đổi thành -Y trước khi thêm ING.
to die – dying; to lie – lying
d) Động từ một vần tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm và động từ được nhấn mạnh (stressed) ở vần cuối – Gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to run – running; to cut – cutting
e) Một số động từ 2 vần, tận cùng bằng L, được nhấn mạnh (stressed) ở vần thứ nhất cũng gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ING.
to travel – travelling
f) Một số động từ có các thêm -ING đặc biệt để tránh nhầm lẫn:
to singe (cháy xém) – singeing
khác với to sing (hát) – singing
to dye (nhuộm) – dyeing
khác với to die (chết) – dying
III. Trợ động từ (Auxiliary verbs) và Động từ thường (Ordinary verbs)
1. Trợ động từ (auxiliary verbs) là những động từ giúp tạo thành các dạng khác nhau của động từ. Khi giữ vai trò trợ động từ, những động từ này không mang ý nghĩa rõ rệt. Tự bản thân các trợ động từ cũng có thể là những động từ chính (main verb) trong câu. Khi là động từ chính, nó có ý nghĩa riêng.
2. Có hai nhóm trợ động từ:
a) Trợ động từ cơ bản (primary auxiliary verbs)
Gồm có be, have, do.
b) Trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs)
Gồm có will, would, can, could, may, might, shall, should, must, ought to, used to, dare, need.
IV. Ngoại động từ (Transitive) và Nội động từ (Intransitive)
1. Ngoại động từ (Transitive verbs) là những động từ diễn tả một hành động tác động lên một túc từ nào đó. Nói tóm tắt, ngoại động từ luôn đòi hỏi phải có một túc từ.
I hit the ball.
He killed the lion.
2. Nội động từ (Intransitive verbs) là những động từ không chuyển hành động đến một túc từ nào. Nó không có túc từ. Túc từ duy nhất mà nội động từ có thể có là loại túc từ cùng gốc (cognate objects).
The sun rises.
He sings a song. She lived a happy life.
3. Một số động từ có thể được sử dụng vừa như một nội động từ vừa như một ngoại động từ. Khi ấy, có thể có một thay đổi chút ít trong ý nghĩa. Ví dụ:
intransitive
The bell rings.
The fire lit quickly
transitive
The waiter rings the bell.
He lit the fire
V. Động từ khuyết thiếu (Defective verbs)
Động từ khuyết thiếu (defective verbs còn được gọi là model verbs) là những động từ có chung một tính chất thiếu một số hình thức (forms) và có chung một số cách sử dụng khác biệt với các động từ còn lại.
VI. Động từ liên kết (linking verbs)
Động từ liên kết (linking verbs) là những động từ nối chủ từ (subject) với các thành phần khác của mệnh đề (clause). Những thành phần này mô tả một tính chất nào đó của chủ từ.
The soldiers stayed perfectly still.
Những động từ liên kết (linking verbs) chính là: be, appear, become, end (up), feel, get, go, grow, keep, look, prove, remain, seem, smell, sound, stay, taste, turn (out)…
Câu (Sentence)
Câu có thể có rất nhiều dạng, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta có thể quy về ba dạng cơ bản sau:
Thể xác định (Affirmative)
Thể phủ định (Negative)
Thể nghi vấn (Interrogative)
Trước hết chúng ta xét mẫu câu đơn giản nhất sau đây:
This is a book
(Đây là một quyển sách )
Trong câu này ta thấy:
This có nghĩa là đây, cái này, đóng vai trò chủ từ trong câu.
Is là động từ to be dùng với số ít (vì ta đang nói đến một cái bàn) và có nghĩa là là.
A book: một quyển sách.
Đây là một câu xác định vì nó xác định cái ta đang nói đến là một quyển sách.
Vậy cấu trúc một câu xác định cơ bản là:
Subject + Verb + Complement
(Chủ từ) (Động từ) (Bổ ngữ)
Khi viết câu ở thể phủ định ta viết:
This is not a book
(Đây không phải là một quyển sách)
Câu này chỉ khác câu trên ở chỗ có thêm chữ not sau is.
Vậy cấu trúc của câu phủ định là:
Subject + Aux. Verb + not + Complement
(Chủ từ) (Trợ động từ) (Bổ ngữ)
is not còn được viết tắt thành isn’t /’iznt/
are not aren’t /a:nt/
Khi viết câu này ở thể nghi vấn ta viết:
Is this a book?
(Đây có phải là một quyển sách không?)
Trong câu này vẫn không thêm chữ nào khác mà ta thấy chữ is được mang lên đầu câu.
Vậy qui tắc chung để chuyển thành câu nghi vấn là chuyển trợ động từ lên đầu câu.
Cấu trúc:
Aux. Verb + Subject + Complement
Đây là dạng câu hỏi chỉ đòi hỏi trả lời Phải hay Không phải. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này chúng ta có thể dùng mẫu trả lời ngắn sau:
Yes, this is (Vâng phải)
No, this isn’t (Không, không phải)
Cấu trúc:
Yes, + Subject + Auxiliary Verb
No, + Subject + Auxiliary Verb + not.
This, That
This có nghĩa là đây, cái này
That có nghĩa là đó, kia, cái đó, cái kia
Khi dùng với số nhiều this, that được chuyển thành these, those.
Ví dụ:
Those are tables
(Đó là những cái bàn)
Those aren’t tables
(Đó không phải là những cái bàn)
Are those tables?
(Có phải đó là những cái bàn không?)
Yes, those are.
(Vâng, phải)
No, those aren’t.
(Không, không phải)
Vocabulary
and, or , but
Đây là các liên từ dùng để nối các từ hay các mệnh đề trong câu.
and có nghĩa là và
or có nghĩa là hoặc, hay là
but có nghĩa là nhưng, mà
Ví dụ:
This is a table and that is a chair.
(Đây là một cái bàn và kia là một cái ghế)
Is that a pen or a pencil?
(Đó là một cây bút mực hay bút chì?)
This is a pen but that’s a pencil?
(Đây là cây viết mực nhưng kia là cây viết chì)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét