Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2025

Hướng dẫn cách tự học đàn Piano cơ bản tại nhà

 Chắc hẳn mọi người thường gặp nhiều khó khăn nếu như chọn cách học đàn piano tại nhà. Bởi việc học đàn không phải chỉ cần luyện tập theo giáo trình hay video hướng dẫn là được. Với những kinh nghiệm được đúc kết trong việc đào tạo tài năng âm nhạc, Hảo Vĩnh Music sẽ hướng dẫn bạn cách tự học piano cơ bản cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất.

Giới thiệu về đàn piano và lợi ích khi học đàn

Đàn piano là một nhạc cụ phổ biến và được nhiều người yêu thích. Được phát minh vào cuối thế kỷ 17, piano là một loại nhạc cụ có bàn phím và âm sắc được tạo ra bằng cách gõ phím, đẩy búa để đánh vào dây và tạo ra âm thanh. Thông thường, piano được chia thành hai loại chính: piano cơ truyền thống và piano điện.

Đàn piano cơ truyền thống là loại piano truyền thống sử dụng cơ cấu phức tạp với dây đàn và hệ thống cần để chuyển động các búa đánh vào dây. Piano điện sử dụng điện và công nghệ kỹ thuật số để tái tạo âm thanh piano cơ và thêm nhiều tính năng hiện đại khác nhau.

Học đàn piano mang lại nhiều lợi ích đặc biệt
Cách học đàn piano mang lại nhiều lợi ích đặc biệt

Lợi ích của việc học đàn:

  • Cách học đàn piano giúp rèn luyện tính kiên nhẫn, tập trung cao độ.
  • Tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
  • Giảm căng thẳng, áp lực và tận hưởng những giây phút thư giãn lành mạnh.
  • Giúp bạn tự tin hơn về các kỹ năng, tự tin trong học tập, phát huy tài năng của bản thân.
  • Mở rộng kiến thức về âm nhạc, nhạc cụ, các thể loại nhạc cổ điển, truyền thống đến hiện đại.
  • Rèn luyện sự linh hoạt, khéo léo của đôi tay.
  • Tăng sự phối hợp của tai – tay – mắt.
  • Rèn luyện bản lĩnh vượt qua thử thách, khó khăn và tính tự lập cho bản thân.
  • Phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của não bộ.
  • Giúp cân bằng não bộ và có thể làm nhiều việc cùng một lúc.
  • Bộc lộ tâm trạng của bản thân qua tiếng đàn trầm bổng của piano.

Học piano có khó không, học piano mất bao lâu?

Một câu hỏi đang nhận được sự quan tâm hiện nay là “Học đàn piano có khó không?”. Thực tế, cách học đàn piano không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ, miễn là bạn đam mê và kiên trì, luyện tập chăm chỉ. 

Xác định mục đích học để mua loại đàn phù hợp
Cách học đàn piano là một hành trình liên tục, cần sự kiên trì

Thời gian học piano của mỗi người không giống nhau và phụ thuộc vào năng lực cũng như mục tiêu cá nhân. Đúng như câu ngạn ngữ “Học là việc cả đời”, việc học piano là một cuộc hành trình liên tục, và quan trọng là bạn không được từ bỏ. Hãy kiên trì theo đuổi đam mê và không ngừng cải thiện kỹ năng, sẽ đến một ngày bạn có thể chinh phục thành công những bản nhạc yêu thích của mình.

Cách tự học đàn piano cơ bản tại nhà tốt nhất

Những cách học đàn piano tại nhà mà Trung tâm dạy nhạc My Piano House muốn nói ở đây là: Trang bị kiến thức, nắm vững hợp âm, tập quen với các phím nhạc và luyện tập các bài hát đơn giản. Cụ thể sẽ được chúng tôi nêu rõ như sau:

Chọn mua đàn piano phù hợp

Nhiều ưu đãi thu hút khách hàng
Chọn mua loại đàn piano phù hợp

Trước khi bắt đầu tập chơi bất kỳ loại nhạc cụ nào thì việc đầu tiên mà bạn phải làm chọn mua nhạc cụ. Đặc biệt, với cách học đàn piano tại nhà thì việc có đàn là bắt buộc. Bạn có thể lựa chọn giữa đàn grand piano, upright piano hoặc piano điện tùy vào sở thích và điều kiện tài chính. 

Trang bị kiến thức nhạc lý piano cơ bản

Trang bị kiến thức cơ bản về nhạc lý
Trang bị kiến thức cơ bản về nhạc lý

Sau khi đã chọn được loại đàn phù hợp, điều bạn cần làm là nắm vững một số kiến thức nhạc lý cơ bản, để có nền tảng tập luyện piano. Những kiến thức này bao gồm:

  • Bàn phím: Đàn piano tiêu chuẩn thường có 88 phím trắng và đen. Trong đó phím trắng là phím tự nhiên, còn phím đen là phím hóa. Phím đen có chức năng thực hiện những nốt hóa như giáng (b) và thăng (#). Nhóm phím đen còn được chia thành các nhóm nhỏ là nhóm 2 phím đen và nhóm 3 phím đen.
  • Hợp âm: Thường từ 3 nốt trở lên. Nếu dùng 3 nốt: triads, 4 nốt: tetrads, 5 nốt: pentads, 6 nốt: hexads.
  • Các hợp âm cơ bản: 14 hợp âm cơ bản nhất là 7 hợp âm trưởng (C D E F G A B) và 7 hợp âm thứ (Cm Dm Em Fm Gm Am Bm).

Làm quen với các phím trên đàn piano

Lúc mới bắt đầu tự học, bạn thường khá lạ lẫm với các nốt nhạc . Tuy nhiên, nếu có sự tập trung và chăm chỉ luyện tập thì bạn hoàn toàn có thể đọc nốt một cách thành thạo.

Làm quen với các phím đàn
Làm quen với các phím đàn

Nốt đàn piano có 7 nốt nhạc là La Si Do Re Mi Fa Sol tương ứng với A B C D E F G. Đây là kiến thức cơ bản nhất mà ai khi mới tập chơi đều phải nắm được. Bất kể bạn tự học hay tham gia khóa dạy đàn piano Đà Nẵng

Nắm vững các hợp âm trên đàn piano

Khi bạn đã nhớ được các nốt nhạc thì bước tiếp theo là nắm được những hợp âm cơ bản của piano. Hợp âm được tạo từ 3 hoặc nhiều nốt nhạc cùng lúc. Nốt nhạc mà hợp âm được dùng làm nền gọi là nốt chủ âm, các nốt khác sẽ gọi theo tên của quãng chúng tạo thành cùng nốt chủ âm. 

Cách bấm hợp âm như sau: Ngón áp út đặt tại nốt gốc, tới ngón giữa và cuối cùng là ngón cái. Nhấn cùng lúc 3 nốt để tạo ra hợp âm hoàn chỉnh. Từng hợp âm sẽ được nêu rõ như sau:

Tổng hợp các hợp âm trưởng
Tổng hợp các hợp âm trưởng

Hợp âm trưởng

  • Hợp âm C (đô trưởng): Đô (C) – Mi (E) – Sol (G)
  • Hợp âm D (Rê trưởng): Rê (D) – Fa# (F#) – La (A)
  • Hợp âm E (Mi trưởng): Mi (E) – Sol# (G#) – Si (B)
  • Hợp âm Fa (F trưởng): Fa (F) – La (A) – Đô (C)
  • Hợp âm G (Sol trưởng): Sol (G) – Si (B) – Rê (D)
  • Hợp âm A (La trưởng): La (A) – Đô# (C#) – Mi (E)
  • Hợp âm B (Si trưởng): Si (B) – Rê# (D#) – Fa# (F#)

Hợp âm thứ

  • Hợp âm Cm (Đô thứ): Đô (C) – Mi(b) (Eb) – Sol (G)
  • Hợp âm Dm (Rê thứ): Rê (D) – Fa (F) – La (A)
  • Hợp âm Em (Mi thứ): Mi (E) – Sol (G) – Si (B)
  • Hợp âm Fm (Fa thứ): Fa (F) – La(b) (Ab) – Đô (C)
  • Hợp âm Gm (Sol thứ): Sol (G) – Si(b) (Bb) – Rê (D)
  • Hợp âm Am (La thứ): La (A) – Đô (C) – Mi (E)
  • Hợp âm Bm (Si thứ): Si (B) – Rê (D) – Fa# (F#)

Thực hành những bài hát đơn giản

Khi đã thành thạo các hợp âm đó, bạn sẽ rất dễ dàng luyện tập và chơi các bài hát đơn giản để cải thiện quá trình chơi của mình. Một bài hát có hợp âm rất dễ mà nhiều người mới bắt đầu luyện tập là bài Happy Birthday.

Luyện tập các bài hát đơn giản
Luyện tập các bài hát đơn giản

Cách chơi bài Happy Birthday khá đơn giản, chỉ nhìn vào các nốt nhạc trên từng câu, người chơi có thể chơi từng nốt nhạc chậm để làm quen dễ dàng hơn. Khi đã quen với các nốt nhạc của bản nhạc Happy Birthday, người chơi có thể chơi nhanh hơn và dần dần có thể chơi các bản nhạc khó hơn.

Tham gia khóa dạy đàn piano tại khu vực Hà Nội ngay hôm nay!

Tham khảo một số giáo trình tự học piano

Các giáo trình tự học piano khá hữu ích cho người mới bắt đầu. Với những kiến thức mà các giáo trình tự học piano cung cấp cho bạn sẽ bổ sung kiến thức cho các bạn về nốt nhạc, hợp âm piano, cấu tạo của đàn piano. Một số giáo trình cách học đàn piano cũng chia sẻ những bài học đơn giản, cùng các hợp âm dễ sử dụng để người chơi áp dụng và sử dụng thành thạo hơn.

Giáo trình học piano Methode Rose
Giáo trình học piano Methode Rose
  • Methode Rose
  • Essor
  • Piano First Teacher
  • Learn Piano By Chords
  • Piano For Dummies
  • Le Déliateur
  • Learn & Master Piano
  • Rocket Piano

Một số lưu ý khi tự học piano tại nhà

Đàn piano điện Roland RP-30
Phải luyện tập chăm chỉ, không bỏ cuộc

Đối với người mới bắt đầu, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Kiên trì, tập luyện thường xuyên không được bỏ cuộc.
  • Sắp xếp lịch trình để chơi đàn tốt hơn, tránh nhàm chán.
  • Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn có thể đầu tư một cây đàn piano điện hoặc piano cơ. Tùy vào tài chính cũng như mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn cho mình một cây đàn phù hợp.
  • Đối với những bạn mới bắt đầu tập đàn để đạt hiệu quả tốt hơn có thể kết hợp học tại trung tâm và tự luyện tại nhà.
  • Thường xuyên luyện tập các hợp âm để hiểu rõ hơn và thành thạo hơn khi học đàn.
  • Chia bài hát thành từng đoạn một để người chơi dễ nhớ và đánh đúng từng nốt nhạc.
  • Không nên sử dụng pedals duy trì cho người mới bắt đầu.
  • Người mới tập chơi cần biết vị trí của các nốt trên mỗi ngón tay để sử dụng chúng một cách chính xác.

Với tất cả những gì chúng tôi vừa đi là chia sẻ về cách học đàn piano tại nhà cho người mới bắt đầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp những người mới bắt đầu học hiệu quả nhất.


Để học piano nhanh tiến bộ và tiết kiệm thời gian thì việc theo học khóa học là điều cần thiết. Tại hệ thống My Piano House của chúng tôi có lộ trình 3 tháng, 6 tháng phù hợp với thời gian của bạn.

Vậy bạn muốn tham gia một khoá học piano tại địa bạn Hà Nội thì hãy để lại thông tin để thầy cô tư vấn và nhận thông tin khuyến mãi học phí mới nhất từ chúng tôi hotline: 0888.412.828.

Cơ sở 1: số 1 ngõ 106 Chùa Láng (ĐH Ngoại thương).
Cơ sở 2: số 14 ngõ 121 Lê Thanh Nghị (ĐH Kinh Tế).
Cơ sở 3: 102 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân.
Cơ sở 4: số 31 ngõ 18 Nguyễn Cơ Thạch (Tòa nhà An Bình).
Cơ sở 5: số 132 Ngõ 509 Vũ Tông Phan.
Cơ sở 6: Số 91 Ngõ 154 Ngọc Lâm (cạnh The Coffee House 153 Nguyễn Văn Cừ).
Cơ sở 7: số 204 Hoàng Quốc Việt.
Cơ sở 8: số 351 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng.
Cơ sở 9: số 1399 Giải Phóng (Linh Đàm).
Cơ sở 10: số 79 ngõ 205 Giải Phóng.

Tags: Học piano giá rẻ, piano giá rẻ nhất Hà Nội, học hiano cho trẻ em, học piano cho người đi làm; học piano giá rẻ quận Thanh Xuân; học piano giá rẻ quận Cầu Giấy; học piano Giá rẻ quận Hoàng Mai; học piano giá rẻ quận Hoàn Kiếm; học piano giá rẻ tại Long Biên...

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh

english 1 Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh

Một câu trong tiếng Anh thường bao gồm các thành phần sau đây:
SUBJECT || VERB || COMPLEMENT || MODIFIER
1. Subject (chủ ngữ):
Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase – một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.
Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don’t move!” = Đứng im!).
Milk is delicious. (một danh từ)
That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)
Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả.
It is a nice day today.
There is a fire in that building.
There were many students in the room.
It is the fact that the earth goes around the sun.
2. Verb (động từ):
Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính.
love you. (chỉ hành động)
Chilli is hot. (chỉ trạng thái)
have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen)
am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going)
3. Complement (vị ngữ):
Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi What? hoặc Whom?
John bought a car yesterday. (What did John buy?)
Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?)
She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?)
4. Modifier (trạng từ):
Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ (adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ (VD: in the morning, on the table,…). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời gian thường đi sau cùng.
John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?)
She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?)
She drives very fast. (How does she drive?)
Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ.
She drove on the street her new car. (Sai)
She drove her new car on the street. (Đúng)

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (sẽ đã đang)

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh khoảng thời gian của 1 hành động sẽ đang xảy ra trong tương lai và sẽ kết thúc trước 1 hành động khác trong tương lai (dùng để chỉ một việc sẽ hoàn thành trước thời gian trong tương lai, nhưng vẫn còn tiếp tục).
Example:
By next summer we will have been studying for five years in this school.
I will have been living in this city for 12 years in 2008.
Công thức:
Khẳng định
S + shall/will have been + V-ing + (O)
S: chủ ngữ (chủ từ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Ngày nay người ta có khuynh hướng dùng will cho cả i và we


Phủ định
S + shall/will not have been + V-ing + (O)

S + won't have been + V-ing + (O)
Nghi vấn
shall/will S +have been + V-ing + (O)?

Won't S + have been + V-ing + (O)?
Quy tắc thêm ing:
=> V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...
a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:
work - working
drink – drinking
Nếu là Ee: thêm ing
b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:
cut - cutting
run – running
Ko gấp đôi các phụ âm: h, x, y, w
c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING
tie - tying
die - dying
lie – lying
d. Kết thúc bằng c: thêm king

Thì tương lai hoàn thành (sẽ đã)

 Thì tương lai hoàn thành diễn tả 1 hành động trong tương lai sẽ kết thúc trước 1 hành động khác trong tương lai (một việc sẽ hoàn thành trước một thời gian nhất định ở tương lai, hoặc trước khi một việc khác bắt đầu).
Cụm và từ ngữ chỉ thời gian: By the time and prior to the time (có nghĩa là before)
Example:
I'm going to go to school at eight. My friend is going to come to my house at nine tomorrow. By the time my friend comes to my house, I will have gone to school.
She will have put on some make-up prior to the time her boyfriend comes tonight.
I will have lived in this city for 10 years by the end of this year.
She will have arrived in Paris, before you start.
Công thức:

Khẳng định
S + shall/will + have + PP + (O)
S: chủ ngữ (chủ từ)

PP= V+ed: động từ

(Bất QT= cột 3)
Ngày nay người ta có khuynh hướng dùng will cho cả i và we
Phủ định
S + shall/will not have + PP +(O)

S + won't have + PP + (O)
Nghi vấn
Shall/will S +have + PP + (O)?

Won't S + have + PP + (O)?
 Cách thêm ed
Động từ thường thêm ed
Nếu tận cùng bằng y và có một phụ âm đi trước “y” thì (y à ied)
Ngoại lệ: dye + ed = dyed
travel + ed = travelled ho,c travled
Khi trước y là nguyên âm thì: thêm ed
Tận cùng bằng một phụ âm và đi trước là một nguyên âm, thì hãy gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ed
Fit – Fitted, Stop – stopped, Drop – Dropped
Động từ nhấn âm cuối thì nhân đôi:
Visit – Visited (Vì visit khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ nhất)
Prefer – Preferred (Vì prefer khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ hai)
Cuối là âm e thì thêm d
C"ch dGc:
+ C"-m cuHi cC d&ng t, d khi th8m ed th? dGc l#: <thBddBd>
V> dX: limited (l> mBt thBd)
+ C"-m cuHi cC d&ng p, f, k, s, sh, ch khi th8m ed th? dGc l#: <t>
V> dX: liked, booked, watched, looked, ...
+ CDn l&i c"dLng t[ kh"c khi th8m ed th? dGc th#nh -m d
V> dX: traveled, bowed, smiled, cared, ...
M7o:
- 1 nguy8n, 1 phX nh-dMi
e[ng nh-n WHY, X nh.-m tr8n v/n
- t>d>t, cDn l&dGdP
eGc tP: p, f, khMng, sUng, shoot chi
- CuHi cUng cDn ph$i kh(c ghi
eJi i e d>d (ied) phX -m y d#i

Thì tương lai tiếp diễn (sẽ đang)

Thì tương lai tiếp diễn diễn tả hành động sẽ xảy ra ở 1 thời điểm nào đó trong tương lai (chỉ một việc sẽ xảy ra trong một thời gian nhất định ở tương lai, hoặc khi một việc khác xảy ra).
Cụm và từ ngữ chỉ thời gian: In the future, next year, next week, next time, and soon
Example:
I will be watching the "Wheel of Fortune" show when you call tonight.
Don't come to my house at five. I am going to be eating.
I shall be working hard tomorrow morning.
By the time next week, we will be learning English. 
-Now we are making necessary preparations for the honeymoon trip to Nha Trang.This day next week, we shall be visiting Nha Trang's tourist attractions
(Bây giờ, chúng tôi đang chuẩn bị những thứ cần thiết cho chuyến đi hưởng tuần trăng mật ở Nha Trang.Ngày này tuần sau, chúng tôi sẽ đang tham quan các thắng cảnh du lịch của Nha Trang).
-This time tomorrow, all the workers will be queuing up to receive luncheon vouchers
(Giờ này ngày mai, tất cả công nhân sẽ đang xếp hàng nối đuôi nhau để nhận phiếu ăn tr*a)
·Xác định: I shall/will be working, We shall/will be working, He/she/it will be working ...
·Phủ định: I shall not/shan't be working, I will not/won't be working,We shall not/shan't be working, We will not/won't be working, He/she/it will not/won't be working ...
·Nghi vấn : Shall/will I be working? Shall/will we be working? Will he/she/it be working? ...
·Nghi vấn phủ định :Will you not be working?/Won't you be working?, Will they not beworking?/Won't they be working? ...
Công thức:

Khẳng định
S + shall/will + be + V-ing+ O
hoặc S + be going to + be + V-ing + O
S: chủ ngữ (chủ từ)

V-ing: động từ + đuôi ing

O: tân ngữ

Phủ định
S + shall/will not be + V-ing + (O)
Nghi vấn
Shall/will + S + be + V-ing + (O)
Won't + S + be + V-ing + (O)?
Quy tắc thêm ing:
=> V-ing (Doing): Động từ +ING) visiting going, ending, walking, ...
a. Nếu động từ có E câm ở cuối , ta bỏ E đi rồi mới thêm ING:
work - working
drink – drinking
Nếu là Ee: thêm ing
b. Nếu động từ ở cuối có phụ âm, và trước phụ âm mà có một nguyên âm, ta phải gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ING:
cut - cutting
run – running
Ko gấp đôi các phụ âm: h, x, y, w
c. Nếu động từ có IE ở cuối , ta đổi IE thành Y rồi mới thêm ING
tie - tying
die - dying
lie – lying
d. Kết thúc bằng c: thêm king